Khái niệm máy chấn thủy lực đã trở lên rất phổ biến đối với các xưởng gia công cơ khí. Việc nắm vững quy trình chấn gấp sản phẩm giúp đẩy nhanh tiến độ làm việc, an toàn trong sản xuất. Tìm hiểu các lỗi thường gặp khi sử dụng máy chấn là rất cần thiết, điều này sẽ giúp hạn chế sự hỏng hóc, trở ngại trong quá trình vận hành. Tại bài viết này, MEV sẽ đưa ra chi tiết hơn các vấn đề thường gặp phải trong quá trình sử dụng máy chấn.
Máy chấn là gì?
Máy chấn tôn sẽ dùng chày và cối để tạo góc cho các vật liệu là tôn tấm hoặc bản kim loại nhờ vào hệ thống thủy lực. Máy tác động một lực ép lớn thông qua chày phía trên và cối phía dưới có hình dạng và kích thước như biên dạng và chi tiết cần gia công, cho ra sản phẩm có độ chính xác cao.
Máy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như:
- Hàng không vũ trụ
- Sản xuất ô tô
- Thang máy, tủ điện
- Thiết bị nhà bếp
- Quân sự, quốc phòng
- Thiết bị y tế
Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy chấn
Sai lầm khi xem bản in 3D
Đối với một người mới, việc đọc sai chi tiết bản in hoặc thiếu sót thông tin là rất phổ biến, điều này sẽ có thể gây ra các lỗi vận hành khác nhau. Vậy nên trong quá trình xem và đọc bản vẽ cần xem xét kỹ số liệu, sai số cho phép của bản vẽ, sự thay đổi của vật liệu.
Chọn bán kính uốn cong quá nhỏ
Bán kính uốn cong quá nhỏ so với độ linh hoạt của vật liệu có thể gây ra điểm yếu dẫn đến hiện tượng nứt gãy. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra biến dạng vĩnh viễn làm thay đổi kích thước của bộ phận. Giải pháp:
- Hiểu các vật liệu khác nhau có tỷ lệ bán kính uốn cong tối thiểu trên độ dày khác nhau. Kim loại càng cứng và dày thì bán kính uốn tối thiểu càng lớn, bán kính uốn bên trong tối thiểu khi uốn song song thớ (dọc) cũng lớn hơn so với uốn vuông góc thớ (ngang).
- Xác định các tỷ lệ dựa trên tài liệu của nhà cung cấp vật liệu và trường hợp ứng dụng cụ thể.
Đặt các lỗ, khe, rãnh, hay các chi tiết khác quá gần bán kính uốn cong
Việc đặt các chi tiết quá gần với bán kính uốn cong hoặc thậm chí ở mép của lỗ khuôn sẽ làm chúng bị biến dạng và mất khả năng giữ phần cứng cần thiết gần bán kính uốn cong. Giải pháp:
- Các chi tiết nằm xa hơn khoảng cách bằng 3 lần độ dày cộng với bán kính uốn cong tính từ chỗ uốn cong.
- Nếu chi tiết phải đặt gần điểm uốn hơn so với khoảng cách được khuyến nghị, hãy xem xét mở rộng phần gia công vượt qua vị trí gấp.
Tạo độ lệch quá gần nhau
Các độ lệch quá gần nhau không thể được tạo ra bằng máy chấn tiêu chuẩn mà cần một thiết bị đặc biệt. Giải pháp:
- Cân nhắc khối lượng đơn hàng để đầu tư công cụ với mức chi phí hợp lý.
Yêu cầu mặt bích quá hẹp
Mặt bích hẹp có thể làm quá tải thiết bị, biến dạng bộ phận và làm hỏng dụng cụ. Giải pháp:
- Chiều rộng mặt bích bên trong tối thiểu phải bằng 4 lần độ dày phôi cộng với bán kính uốn cong để chứa dụng cụ.
Với những lưu ý trên, các lỗi thường gặp khi sử dụng máy chấn chắc chắn được giảm thiểu. Từ đó hạn chế việc sai hỏng, gia công tốn thời gian. Nếu cần tư vấn thêm về hoạt động của máy chấn, hãy liên hệ với MEV Việt Nam qua hotline 0971 340 668 để được hỗ trợ nhanh chóng.