Máy cắt tôn thủy lực được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực cơ khí, xây dựng dân dụng,… Mặc dù thao tác không phức tạp và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, nhưng quý khách hàng cần phải hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó để vận hành một cách trơn tru.
Máy cắt sắt thủy lực là gì?
Máy cắt sắt thủy lực là dòng máy cơ khí dùng lưỡi cắt được điều khiển bằng hệ thống thủy lực để cắt đứt các tấm kim loại có độ dày từ 0,5 – 40mm. Đây là một trong những loại máy Nó đem đến sự tiện lợi, độ chính xác cao, được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng dân dụng và nguyên công tạo hình kim loại tấm hiện nay.
Dòng máy cắt tôn thủy lực thích hợp để gia công các loại tôn tấm có kích thước khác nhau, thích hợp cho các ngành chế tạo vỏ ô tô, các kết cấu thép xây dựng, ngành đóng tàu,… Máy được trang bị hệ thống khung dạng kết cấu hàn liền khối giúp máy chắc chắn hơn, ổn định không rung lắc.
Ngoài ra, nhờ trang bị hệ thống động cơ dẫn động hệ thống thủy lực giúp máy làm việc êm ái. Máy cắt sắt thủy lực MEV được thiết kế với khả năng chống rung tốt nhất, kết cấu thép hàn tấm. Máy thích hợp cho việc cắt tôn mỏng và dày khác nhau với độ chính xác cao.
Cấu tạo của máy chặt tôn thủy lực
Thiết bị này có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm Máy chặt tôn thủy lực bao gồm các bộ phận sau:
– Khung máy: Thân máy được đúc nguyên khối, được kết cấu hoàn toàn bằng thép hàn tấm, ủ ram nhiệt 600 độ C, mang lại độ cứng vững cao, có khả năng giảm rung động tối đa, vững chắc giúp cho việc gia công đạt được độ chính xác cao hơn và tải xi lanh tốt hơn. Khung máy chính là bệ đỡ của 2 xi lanh thủy lực, cơ cấu gá dao, cữ chặn và hệ thống thủy lực.
– Hệ thống thủy lực: Cụm bơm thủy lực được dùng để bơm dầu hoặc khí vào hệ thống xi lanh, giúp nó hoạt động trơn tru và có thể tạo lực cắt để cắt các tấm kim loại .
– Hệ thống xi lanh: có chức năng cấp lực cho bộ gá dao động, hệ thống 2 xi lanh đồng thời đi xuống giúp hệ thống gá dao chuyển động cắt lên phôi.
– Cữ chặn sau: dùng để chọn chiều rộng và chiều dài phôi cần cắt. Cữ này sẽ được điều chỉnh bằng một động cơ servo điều khiển vít me bi vô cùng chính xác, giúp kích thước cắt có thể đạt độ chính xác đến 0,1 – 0,5mm.
– Bộ điều khiển: là bộ phận quan trọng nhất của máy cắt sắt thủy lực, giúp điều khiển hệ thống thủy lực, hệ thống kẹp phôi, cữ chặn sau.
– Hệ thống điện: được thiết kế khoa học, chất lượng ổn định cao, dễ dàng kiểm tra sự cố và sửa chữa.
– Hệ thống kẹp phôi bằng lò xo giúp cố định phôi khi cắt. Khi bắt đầu có tín hiệu gia công, hệ thống kẹp phôi sẽ thực hiện kẹp cố định phôi, sau đó mới tiến hành cắt.
– Hệ thống gá dao: giúp ghép các mảnh dao theo tiêu chuẩn lên máy, hệ thống liên kết truyền động với hệ thống xi lanh thủy lực để đưa dao cắt vào phôi.
– Giá đỡ phôi: Sau khi phôi được gia công xong sẽ rơi ra phía sau máy. Phôi sẽ trượt trên giá đỡ để di chuyển tới vị trí tập kết của thành phẩm.
– Cơ cấu chỉnh khe hở lưỡi cắt: giúp điều chỉnh khe hở lưỡi cắt sao cho phù hợp với chiều dày tôn, đảm bảo vết cắt đẹp và đáp ứng được kích thước sau khi cắt. Đồng thời giúp làm tăng tuổi thọ của lưỡi dao và đảm bảo yêu cầu về chất lượng của sản phẩm.
– Lưỡi dao cắt: được làm từ vật liệu hợp kim, có độ bền, độ cứng và chống mài mòn cao. Lưỡi dao cắt trên cùng sử dụng được 2 cạnh cắt, khi mòn có thể đảo lại để tiếp tục dùng. Lưỡi dao cắt dưới sử dụng được 4 cạnh cắt, khi mòn cũng có thể đảo lại dùng tiếp.
Tất cả các bộ phận trên đều đóng vai trò nhất định nên nếu có bất kỳ hỏng hóc hay sự cố gì thì đều làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy cắt sắt thủy lực.
Nguyên lý hoạt động của máy cắt sắt
Máy cắt sắt thủy lực có cơ cấu cắt dựa trên dạng kéo. Dao ở phía dưới cố định, còn dao ở phía trên chuyển động với góc nghiêng từ 1 – 5 độ để cắt phôi từ từ theo chiều dài cắt lớn nhất của máy.
Model máy này hoạt động theo nguyên lý như sau:
– Đầu tiên là chỉnh khe hở lưỡi cắt sao cho phù hợp với sản phẩm cần cắt. Việc này vô cùng quan trọng bởi khe hở sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của lưỡi dao, cũng như tính thẩm mỹ của vết cắt.
– Tiếp theo, chọn chiều sâu của cữ chặn sau, để điều chỉnh chiều dài hay kích thước phôi mà bạn muốn cắt.
– Tiến hành vận hành thử, cắt thử xem máy có xuất hiện vấn đề gì không. Kiểm tra hoạt động của hệ thống kẹp phôi, khoảng cách cữ chặn hay lưỡi dao xem có đi hết lượt cắt hay không.
– Đặt phôi lên bàn làm việc, rồi đưa từ từ phôi cho đến khi chạm đến cữ chặn sau.
– Cuối cùng là tiến hành cắt và lấy sản phẩm sau khi đã dừng toàn bộ hoạt động của máy.
Cách thức vận hành máy cắt sắt thủy lực
Máy cắt sắt thủy lực được sử dụng rất nhiều trong gia công cơ khí. Để khai thác hết hiệu quả hoạt động của máy, người vận hành cần tuân thủ nghiêm ngặt về những quy định, quy trình hoạt động. Điều này không những giúp đưa ra những sản phẩm đạt chất lượng cao, mà nó còn giúp đảm bảo an toàn về người và máy trong quá trình sử dụng. nhưng rất nguy hiểm và cần phải tập trung cao độ trong quá trình sử dụng.
Do đó, để vận hành tốt dòng máy này, bạn cần phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các lưu ý dưới đây. Việc này sẽ giúp người vận hành hoàn thành tốt công việc được giao, cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Trước khi vận hành
Quá trình cắt sắt thủy lực bằng máy này có yêu cầu cao đối với người vận hành. Bởi vậy, bạn hay bất kỳ ai thực hiện thao tác đều cần phải sử dụng máy một cách thành thạo và có nhiều kinh nghiệm để điều chỉnh kích thước, góc độ cắt, lực cắt và thời gian cắt đứt.
Đặc biệt, Để quá trình cắt sắt thủy lực diễn ra suôn sẻ, đem lại hiệu quả cao thì trước khi khởi động và vận hành máy cắt sắt thủy lực, quý khách cần kiểm tra thật kỹ các vấn đề sau:
- Kiểm tra hệ thống điện xem có ổn định không, đóng cầu dao tổng rồi bật công tắc, khởi động máy chạy và kiểm tra hệ thống điện một lần nữa.
- Kiểm tra các bề mặt làm việc của máy, hệ thống bơm dầu và bôi trơn đã đủ chưa, bơm hoạt động có tốt không hay có âm thanh lạ không.
- Kiểm tra các nút điều khiển, tay gạt, hệ thống cơ khí xem đã ở trạng thái ban đầu hay chưa.
- Đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi vận hành máy.
Trong khi vận hành
- Kiểm tra xung quanh máy trước khi khởi động, luôn giữ khoảng trống phía sau máy ít nhất 1m.
- Tuyệt đối không được cho tay vào giữa 2 lưỡi dao cắt và cối cắt trong quá trình máy hoạt động.
- Vật gia công cần phải gá theo đúng quy định và chắc chắn. Không được để vật liệu, phôi bừa bãi. Đồng thời không được dùng tay để lấy chi tiết khi máy đang cắt.
- Nếu muốn cắt những tấm kim loại dày, bạn cần phải điều chỉnh máy cắt theo công thức đã có sẵn trong hướng dẫn sử dụng máy. Độ dày dao động từ khoảng 0,5 – 6mm, áp lực là 450N/mm. Khi độ dày vượt quá khoảng quy định, bạn cần phải tính lại góc cắt cho phù hợp.
- Kiểm tra dao cắt, chày cắt có bị rung lắc hay phát ra âm thanh lạ không, nếu có cần phải ngừng máy ngay lập tức và kiểm tra lại.
Sau khi vận hành
- Trước khi rời máy, bạn cần phải vặn chìa khóa về chế độ Off, sau đó tháo và giữ chìa khóa.
- Đưa các dao cắt, cữ gá cố định, các trục di chuyển về vị trí gốc và trong trạng thái chờ làm việc.
- Dọn dẹp sạch sẽ nơi làm việc và xử lý vật liệu thừa sau khi hoàn thành gia công.
Các bước bảo trì, bảo dưỡng máy thủy lực cắt sắt
Kiểm tra motor chính bơm thủy lực
Để đảm bảo máy hoạt động tốt và ổn định, bạn cần phải kiểm tra motor chính – motor cấp cho bơm thủy lực vận hành máy. Trước khi tiến hành kiểm tra cần đóng cầu dao tổng rồi bật công tắc máy, xem xét có bị hư hỏng không, nếu có cần phải thay thế ngay.
Đầu tiên, hãy đóng cầu dao tổng. Sau đó bật công tắc máy và kiểm tra xem bộ công cụ hoạt động có tốt hay bị hư hỏng gì không. Nếu có bất kỳ hòng hóc gì cần phải thay thế ngay vào vị trí hiện thời.
Di chuyển trục lên xuống của dao cắt xem có hoạt động trơn tru và phát ra âm thanh lạ hay không. Nếu có cần ngắt điện và tiến hành xử lý ngay.
Bảo dưỡng bộ phận máy thường xuyên
Nhằm đảm bảo máy hoạt động hiệu quả và nâng cao tuổi thọ của máy cắt sắt thủy lực, trong quá trình sử dụng, quý khách hàng cần thực hiện các công việc như sau:
- Bảo dưỡng, tháo lắp đầu kẹp dao cắt định kỳ hoặc thường xuyên tuỳ thuộc vào tính chất công việc.
- Kiểm tra phích cắm: Nếu như đầu tiếp xúc của phích cắm của van dẫn hướng điện từ không tốt có thể dẫn đến mất áp lực (khi đó dầu sẽ không đẩy vào xi lanh mà hồi trực tiếp về máy).
- Bảo dưỡng và bảo trì dây dẫn hệ thống thủy lực, bởi việc rò rỉ hệ thống thủy lực sẽ làm mất áp lực hệ thống của máy cắt sắt thủy lực.
- Bảo dưỡng, cùng hiệu chỉnh thay dầu máy thường xuyên theo định kỳ của các bộ phận máy. Cần bôi trơn, thay dầu các bộ phận máy theo định kỳ.
Để máy cắt sắt thủy lực tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, đem lại năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất, quý khách hàng cần hiểu rõ về máy cũng như tuân thủ những nguyên tắc, quy định trong quá trình vận hành. Đồng thời cũng cần chú ý đến việc kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận máy theo đúng định kỳ để đảm bảo máy chặt tôn thủy lực được vận hành một cách tốt nhất, tuổi thọ lâu.
Nếu quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về máy cắt sắt thủy lực hay các loại máy móc, thiết bị khác, hãy liên hệ ngay với MEV để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Công Ty TNHH Kỹ Thuật MEV Việt Nam
VPGD: Số 03 NV38, KĐT Lideco, TT Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
Kho máy: Số 1, ngõ 220, Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0971 340 668
Facebook: https://www.facebook.com/maycatmev
Email: maycatmev@gmail.com/ Skype: maycatmev